Saturday, 20/04/2024 - 19:57|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Mầm non Núi Hồng

Báo xáo xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2016

Tài liệu đính kèm: Tải về
Danh sách file:

PHÒNG GDĐT ĐẠI TỪ

TRƯỜNG MẦM NON NÚI HỒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 54/BC-MN

Yên Lãng, ngày 20 tháng 07 năm 2016

 

 

BÁO CÁO

Quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

(Mức độ 1)

 


Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT, ngày 08 tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;

Căn cứ Đề án số 215/2005/ĐA-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2005 của UBND huyện Đại Từ về việc xây dựng trường Mầm non, Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia;

Căn cứ Kế hoạch số 1770/GDĐT- GDMN ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Phòng GDĐT về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-ĐU, ngày 12 tháng 1 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Lãng khoá XXI về việc lãnh đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016;

Căn cứ tình hình thực tế của trường mầm non Núi Hồng. Đối chiếu với 5 tiêu chuẩn của Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Trường mầm non Núi Hồng báo cáo quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

 Trường mầm non Núi Hồng được xây dựng nằm trên địa bàn xóm Nhất Trí, xã Yên Lãng, trường có diện tích 2652.9m2; 35% diện tích xây dựng cơ bản, 65% diện tích sân vườn. Trường có 9 nhóm, lớp với  269 học sinh, 22 CBGV, NV.

Trường luôn được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Sở GDĐT, Phòng GDĐT Đại Từ, đặc biệt là sự quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ của Đảng ủy, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể xã Yên Lãng và công ty than Núi Hồng.

1. Thuận lợi:

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của sở GD&ĐT Thái Nguyên, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Từ, sự chỉ đạo toàn diện và kịp thời về mọi mặt của Phòng Giáo dục & Đào tạo Đại Từ.

Sự quan tâm ủng hộ và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng ủy- HĐND- UBND, các ban ngành, các lực lượng xã hội của xã Yên Lãng.

Sự ủng hộ về tinh thần và cơ sở vật chất của công ty than Núi Hồng.

Trình độ nhận thức của nhân dân về GDMN ngày càng cao, cùng với sự quan tâm, ủng hộ, phối hợp ngày càng chặt chẽ của các bậc phụ huynh với trường mầm non trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Hệ thống giáo dục của địa phương ngày càng phát triển, cơ sở vật chất ngày càng được quan tâm.

2. Khó khăn:

Đa số gia đình phụ huynh trên địa bàn làm nông nghiệp; Trong đó có một số gia đình phụ huynh thuộc vùng khó khăn, hưởng chính sách 135 của chính phủ nên việc huy động trẻ đến trường và xã hội hóa chưa cao.

 3. Nhận thức vấn đề:

Để thực hiện tốt thông tư 02/2014/TT-BGDĐT, ngày 08/02/2014 của Bộ giáo dục Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Từ những nhận thức trên Đảng Uỷ, HĐND, UBND xã đã có Nghị quyết số 10/NQ-ĐU, ngày 12 tháng 1 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Lãng khoá XXI về việc lãnh đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016.  Chỉ đạo nhà trường và các ban ngành đoàn thể, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục mầm non nói riêng và và công tác giáo dục của địa phương nói chung phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đảm bảo yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong một môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh. Đáp ứng nhu cầu gửi con của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

4. Biện pháp thực hiện:

4.1. Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo và sự phối hợp với BĐDCMHS

Làm tốt công tác tham mưu với Đảng uỷ - HĐND - UBND  xã Yên Lãng để ra các văn bản, chỉ đạo tới các Ban ngành đoàn thể, nhân dân trong xã về việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Tích cực tham mưu với Sở GDĐT Thái nguyên, UBND huyện Đại Từ, Phòng Giáo dục  Đào tạo Đại Từ, Đảng uỷ- HĐND - UBND xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm đầu tư hỗ trợ, cải tạo tu sửa cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ như:  Xây dựng CSVC,  mua sắm đồ chơi ngoài trời, các đồ dùng, thiết bị phục vụ các hoạt động của nhà trường. Hàng năm bổ sung các trang thiết bị phục vụ các hoạt động của nhà trường như: Máy tính, máy in, đầu đĩa, ti vi, đồ dùng đồ chơi cho 100% các lớp theo Thông tư 02 của Bộ Giáo dục.

 Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp,  phòng GDĐT Đại Từ, các phòng ban liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương, kêu gọi sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Tạo ra sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục, huy động tối đa các nguồn lực, vật lực trong công tác xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

4.2.  Công tác chuyên môn:

Nhà trường chỉ đạo 100% nhóm lớp thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non theo đúng thời gian quy định.

* Về chăm sóc:

 Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp đề xuất với trạm y tế xã, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên làm tốt công tác truyền thông, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, công tác phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm, an toàn giao thông, công tác vệ sinh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm: Lần 1: tháng 9/2015; Lần 2: tháng 4/2016.

Khám lần 1: 253/253 cháu được khám, đạt 100%; trong đó có 194/253 cháu đạt sức khỏe loại A đạt tỷ lệ 76,7%; 59/253 cháu đạt sức khỏe loại B đạt tỷ lệ 23,3%.

Khám lần 2: 264/264 cháu được khám, đạt 100%; trong đó có 213/264 cháu đạt sức khỏe loại A đạt tỷ lệ 80,7%; 51/264 cháu đạt sức khỏe loại B đạt tỷ lệ 19,3%.

Cân đo trẻ 4 lần/năm. Lần 1 vào tháng 9, lần 2 vào tháng 12, lần 3 vào tháng 3, lần 4 vào tháng 5.

Sau mỗi lần cân đo, khám sức khỏe cho trẻ, nhà trường đã có kế hoạch phối hợp với phụ huynh để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao số lượng trẻ đạt sức khỏe loại A.

Thực hiện tốt Thông tư 13/2010/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Làm tốt công tác huy động  trẻ ra lớp:  Nhà trẻ: 55/202 trẻ đạt 27,2 %

Mẫu giáo: 214/234 trẻ đạt 91,5 % .

Trong đó:    

Trẻ 5T: 70/70 đạt 100% ;

Trẻ 4T: 67/73 đạt 91,8%;

          Trẻ 3T: 77/90 đạt 85,36 %.                       

Tỷ lệ chuyên cần: Trẻ 5 tuổi đạt 92,9%.

Trẻ dưới 5 tuổi đạt 86,4%

Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường hoạt động theo đúng kế hoạch và quy chế đề ra. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng thống nhất phương pháp nuôi dạy trẻ theo khoa học, đề ra quy chế hoạt động của BĐD và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ.

* Về  giáo dục:

 Xây dựng kế hoạch thực hiện các chủ đề trong 35 tuần/ năm học đối với từng độ tuổi cụ thể như sau:

+ Nhà trẻ: Gồm 10 chủ đề /35 tuần/169 hoạt động/ năm học

+ MG 3 - 4 tuổi: Gồm 9 chủ đề/35 tuần/169 hoạt động/ năm học

+ MG 4 - 5 tuổi: Gồm 9 chủ đề/35 tuần/169 hoạt động/ năm học

+ MG 5 - 6 tuổi: Gồm 10 chủ đề/35 tuần/169 hoạt động/ năm học

Tổ chức tốt các ngày lễ, hội cụ thể: Ngày hội đến trường của bé; Vui Tết Trung thu;  Hội khỏe măng non; Bé vui hội xuân; Ngày 26/3; Tổng kết năm học; ngày Tết thiếu nhi 1/6. 

Tích cực xây dựng môi trường thân thiện, thường xuyên tạo các góc mở cho trẻ hoạt động tại các nhóm lớp nhằm phát triển tốt các lĩnh vực phát triển ở trẻ.

Chỉ đạo giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian cụ thể như: Trò chơi ô ăn quan; Bịt mắt đánh trống; Lộn cầu vồng; Trồng nụ trồng hoa... lựa chọn một số bài hát dân ca như “Trống cơm, Cây trúc xinh, Gà gáy le te...”  để dạy trẻ phù hợp với từng chủ đề.

Thường xuyên theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ: Đối với trẻ nhà trẻ đánh giá theo mốc giai đoạn, trẻ mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi đánh giá theo học kỳ, trẻ mẫu giáo 5 tuổi đánh giá theo 40 mục tiêu:

a. Trẻ nhà trẻ: Đánh giá theo mốc giai đoạn.

- Đối với trẻ 24 tháng: đánh giá theo 12 chỉ số. Tổng số trẻ được đánh giá: 8/8 trẻ = 100%.

- Đối với trẻ 36 tháng:  đánh giá theo 14 chỉ số. Tổng số trẻ được đánh giá: 18/18 trẻ = 100%.

b. Mẫu giáo 3 tuổi: Đánh giá theo 32 chỉ số

Tổng số trẻ được đánh giá là 77/77 trẻ = 100%.

c. Mẫu giáo 4 tuổi: Đánh giá theo 36 chỉ số

Tổng số trẻ được đánh giá 67/67 trẻ = 100%.

d. Mẫu giáo 5 tuổi: Đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và đánh giá theo 40 chỉ số.

Tổng số trẻ được đánh giá 70/70 trẻ = 100%.

Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho 05 đồng chí giáo viên học lớp Đại học sư phạm mầm non để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tổ chức 4 đợt thao giảng/4 đợt thi đua, mỗi giáo viên tổ chức 1 hoạt động học cho trẻ/1 đợt với các lĩnh vực phát triển: Phát triển vận động, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, có lồng ghép vệ sinh dinh dưỡng, sử dụng năng lượng, tiết kiệm hiệu quả;

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng, hội đồng sư phạm đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần sinh hoạt nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

+ Kiểm tra thực hiện chuyên đề 14 GV xếp loại tốt 11/14 GV đạt 78,6%; xếp loại khá 3/14 GV đạt 21,4%;

+ Thao giảng: 54 giờ xếp loại tốt 53 giờ đạt 100%; xếp loại khá 1 giờ;

+ Dự giờ đánh giá giáo viên, đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục: Tổng số giờ dự: 318 giờ. Trong đó:  

Xếp loại tốt 208/318 giờ đạt 65,4%; Xếp loại khá 57/318 giờ đạt 17,9%;

Xếp loại đạt yêu cầu: 53/318 đạt 16,7%.

Đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp: Tổng số 17 giáo viên, tổng số giáo viên được đánh giá là 14 giáo viên (3 giáo viên mới tuyển dụng 1/5/2016 không đánh giá, xếp loại). trong đó 7/14 GV xếp loại xuất sắc đạt 50%; 7/14 giáo viên xếp loại khá đạt 50%.

Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có từ địa phương qua 4 đợt thi đua năm học 2015-2016. Tổng số 56 bộ trong đó:

Xếp loại A:  44/56 bộ = 78,6%

Xếp loại B: 12/56 bộ = 21,4%

4.3.  Công tác xã hội hóa giáo dục:

 Trường mầm non Núi Hồng duy trì củng cố phát triển hệ thống các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Chi bộ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Chi đoàn thanh niên CSHCM, tổ chuyên môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh...

Phối kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để thu hút tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Tích cực phổ biến những kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ. Xây dựng đầy đủ góc tuyên truyền. Thông qua các cuộc hội họp ở nhà trường, ở các xóm, các cụm loa truyền thanh để tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học...

Làm tốt công tác tuyên truyền về GDMN tới các bậc cha mẹ và cộng đồng để tạo ra nhiều nguồn lực xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tập và vui chơi, tạo môi trường giáo dục tốt trong nhà trường.

Phối kết hợp chặt trẽ với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, triển khai họp phụ huynh, kiện toàn ban thường trực đảm bảo công khai và dân chủ, đưa ra phương hướng, kế hoạch hoạt động và phối hợp với nhà trường, các khoản dự kiến thu, chi để hội cha mẹ được biết, bàn và đi đến thống nhất. 

Thắt chặt mối quan hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, phát huy vai trò hoạt động của hội. Xây dựng các lại quỹ hội để động viên, nhằm làm động lực thúc đẩy, tạo đà cho công tác thi đua khen thưởng và mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động.

4.4.  Thực hiện ba công khai:

 Thực hiện tốt công tác ba công khai, thu chi đúng luật, chấp hành nghiêm túc sự quản lý của chính quyền địa phương.

Căn cứ Thông tư 09/2009/TT-BGDDT ngày 7/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

 Trong năm qua nhà trường thực hiện tốt công khai theo hướng dẫn. Công khai tiền ăn hàng ngày của trẻ, công khai các khoản đóng góp tự nguyện của học sinh, công khai kinh phí chi cho sửa chữa mua sắm trang thiết bị, công khai tài chính theo tháng qua họp Hội đồng, công khai về tuyển sinh trẻ đầu năm học, tuyển dụng viên chức trong nhà trường, công khai chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ thông qua hội nghị phụ huynh 2 lần/1 năm.

4.5.  Thực hiện các cuộc vận động:

Làm tốt công tác tư tưởng chính trị cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, tạo được lòng tin sự đồng thuận, đoàn kết nhất trí cao trong Hội đồng sư phạm nhà trường.

Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 và các năm tiếp theo; các cuộc vận động, các phong trào thi đua để các thành viên trong nhà trường đồng sức, đồng lòng quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; gắn với cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

Ngay từ đầu năm học nhà trường phối kết hợp với BCH Công đoàn xây dựng kế hoạch thực hiện theo năm, kỳ, tháng, tuần... Đề ra các giải pháp cụ thể và tiến hành cho toàn thể CBGV đăng ký “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tập thể nhà trường đánh giá qua các chuyên đề.

Triển khai và tuyên truyền tới toàn thể CBGV trong nhà trường. Tổ chức học tập, bồi dưỡng và quán triệt về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, thực hiện theo khẩu hiệu "cô giáo như mẹ hiền”. Quan tâm, chu đáo và công bằng với trẻ... Xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh, đoàn kết nhất trí, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

Gắn nội dung cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" với việc thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể  để thực hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo. Đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng giáo viên có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành.

Thực hiện "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" phù hợp. Tham mưu có đầy đủ công trình nước sạch, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn cho cô và trẻ sử dụng.

* Thành tích nhà trường đã đạt được:

Tập thể trường:

Từ năm học 2013-2014 đến nay nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiến tiến.

 Công đoàn đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh .

Chi bộ đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc 05 năm liên tục (2009-2015).

 Đoàn thanh niên đạt danh hiệu Chi đoàn vững mạnh xuất sắc.

Từ năm 2002 đến nay nhà trường liên tục đạt danh hiệu cơ quan văn hóa.

Cá nhân:

- Cán bộ quản lý :

+ Lao động tiên tiến : 3/3 đ/c = 100%

- Giáo viên, nhân viên:

 + CSTĐ : 2/16 đ/c  = 12,5%

+ Lao động tiên tiến: 13/16 đ/c = 81,3%

+ GV dạy giỏi cấp trường : 11/14 đ/c  = 78,6%

+ GV dạy giỏi cấp huyện là 4/14 đ/c = 28,57%

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

* Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý

1. Công tác quản lý:

 Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, tháng, tuần  đề ra các biện pháp thực hiện một cách hiệu quả. Đầu năm học nhà trường tổ chức tốt Hội nghị công chức viên chức, triển khai phát động thi đua và biểu quyết các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học.

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện quản lý phân công hợp lý cán bộ, giáo viên nhân viên theo quy định điều lệ trường MN, luật cán bộ, công chức và luật viên chức.

Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính. Nhà trường đã UDCNTT để đổi mới công tác quản lý , UDCNTT vào quản lý tài chính kế toán, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ đạt hiệu quả cao, đổi mới công tác quản lý và quan hệ công tác, lề lối làm việc trong nhà trường.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả CSVC phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục, đảm bảo cảnh quan môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.

Lưu trữ đầy đủ và khoa học các loại hồ sơ sổ sách phục vụ cho công tác quản lý của nhà trường.

Tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước. Phát động thi đua đạt hiệu quả cao. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã hưởng ứng tốt các phong trào thi đua, có sơ kết, tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đạt thành tích cao trong các hoạt động chuyên môn và trong các phong trào thi đua.

Nhà trường có biện pháp nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường như: Động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên tăng gia chăn nuôi gà, lợn tại các gia đình, trồng rau tại trường được để cải thiện bữa ăn cho cô và trẻ.

Củng cố và quan tâm chăm lo việc xây dựng các đoàn thể, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên hoạt động có hiệu quả. Hàng năm, tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh đi thăm quan nghỉ mát các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử ở trong và ngoài địa phương (Chùa Bãi Đính, Lăng Bác, vườn bách thú...)

Nhà trường phối kết hợp cùng công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức khác cùng quan tâm chăm lo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên vào các ngày lễ trong năm. Tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, ủng hộ 7 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp tết nguyên đán, trị giá tiền 2.100.000đ.

2. Công tác tổ chức:

Họ Tên- Chức danh

 

Nội Dung

Hiệu trưởng

Vũ Thị Mùi

Phó HT

Lương Thị Lý

Phó HT

Nguyễn Thị Thắm

Thời gian liên tục trong GDMN

27 năm

30 năm

8 năm

Thời gian làm CBQL

18 năm

8 năm

3 năm

Trình độ chuyên môn

ĐHGDMN

ĐHGDMN

ĐHGDMN

Trình độ quản lý giáo dục

3 tháng

3 tháng

 

Trình độ lý luận chính trị

Trung cấp

Đang học TC

Trung cấp

Ứng dụng CNTT

Chứng chỉ A

Chứng chỉ A

Chứng chỉ B

Năng lực tổ chức quản lý

Tốt

Khá

Khá

Nắm vững chương trình GDMN

Nắm vững

Nắm vững

Nắm vững

Kết quả xếp loại theo chuẩn HT, PHT

Xuất sắc

Tốt

Tốt

Phẩm chất đạọ đức

Tốt

Tốt

Tốt

Tín nhiệm của giáo viên, nhân viên và nhân dân

Có tín nhiệm

Có tín nhiệm

Có tín nhiệm

Xếp loại danh hiệu thi đua

LĐTT

LĐTT

LĐTT

3. Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong trường mầm non:

Trường Mầm non Núi Hồnghội đồng nhà trường và Hội đồng thi đua khen thưởng được tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường Mầm non. Hội đồng có nhiệm vụ thường xuyên giám sát các hoạt động của nhà trường, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quy chế trong năm học.

 Hoạt động của Chi bộ nhà trường, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên: Thực sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và người lao động có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua. Hoạt động thường xuyên theo kế hoạch có hiệu quả thiết thực trong việc phối hợp với nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục.

Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đóng vai trò tích cực, quan tâm giúp đỡ nhà trường, đầu tư kinh phí trong việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Phối hợp với nhà trường thống nhất phương pháp nuôi dạy con theo khoa học. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo Điều lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GDĐT ban hành.

4. Chấp hành tốt sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp:

 Nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng Pháp luật của Nhà nước. Chấp hành nghiêm túc sự quản lý của chính quyền địa phương xã Yên Lãng cùng Phòng Giáo dục Đào tạo Đại Từ.

Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển và các biện pháp cụ thể để nhà trường thực hiện tốt mục tiêu GDMN. Thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục, huy động trẻ nhà trẻ, mẫu giáo ra lớp đạt chỉ tiêu giao.

 Lãnh đạo nhà trường hoạt động chuyên môn có nề nếp theo các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Bộ GDĐT ban hành hiệu quả tốt.

Bổ sung kịp thời các giải pháp cụ thể, phù hợp với nhà trường với địa phương để thực hiện tốt mục tiêu Giáo dục Mầm non.

Chấp hành tốt sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các cấp lãnh đạo, phòng GDĐT Đại Từ. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cao các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non của Bộ GDĐT ban hành.

 Nhà trường thực hiện tốt các quy định về chế độ thông tin báo cáo với cơ quan quản lý các cấp đầy đủ, chính xác kịp thời, đúng thời gian quy định.

Đạt

 Đánh giá tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý:

 

          * Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên

Số lượng giáo viên

Giáo viên

Nhân viên

+ Số lượng:

Trong đó:

- Dạy nhóm trẻ

- Dạy lớp MG

17 (03 gv mới tuyển 1/5/2016).

4

13

2

1 kế toán

1 y tế

Trình độ đào tạo:

- Tỷ lệ đạt trình độ chuẩn:

- Tỷ lệ đạt trình độ trên chuẩn:

 

17/17 = 100%

11/17 = 64,7%

 

2/2= 100%

1/2= 50%

Định mức giáo viên/ trẻ

- Nhà trẻ: 55cháu/4 cô

- Mẫu giáo: 214 cháu /13 cô

 

1cô/ 13,75 trẻ

1 cô/16,46 trẻ

 

Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường (03 cô mới tuyển)

11/14= 78,6%

0

Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (03 cô mới tuyển)

4/14 = 28,57%

0

Tỷ lệ đạt lao động tiên tiến (03 cô mới tuyển)

11/ 14 = 78,57%

Tỷ lệ đạt chiến sỹ thi đua

2/14 = 14,28%

Số lượng GV, NV bị kỷ luật

0

Tỷ lệ giáo viên đạt khá theo chuẩn NNGVMN

7/14= 50%

0

Tỷ lệ giáo viên đạt xuất sắc theo CNNGVMN

7/14 = 50%

0

Tỷ lệ GV bị xếp loại yếu kém theo chuẩn nghề nghiệp GVMN

0

0

Tham gia các hoạt động chuyên môn, chuyên đề, hoạt động xã hội.

Đạt tỷ lệ %

17/17

 

100%

2/2

 

100%

Số lượng giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

17/17 = 100%

 

Ứng dụng CNTT; Tỷ lệ %

17/17 = 100%

2/2 = 100%

Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè

17/17 = 100%

 

Số lượng giáo viên có kế hoạch chăm sóc giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật; Tỷ lệ %

17/17 = 100%

 

Hoạt động của tổ chuyên môn

2 lần/tháng

Sinh hoạt định kỳ của nhà trường

1 lần/ tháng

Kế hoạch bồi dưỡng tăng số lượng giáo viên đạt trên chuẩn

Có 6 giáo viên hiện đang theo học nâng chuẩn đến năm 2018 có 100% đạt trình độ trên chuẩn

   

Đạt

 Đánh giá tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên:

 

* Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

- 100% các nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non do BGDĐT ban hành và được ăn bán trú tại trường.

- Kết quả hàng năm:

+ Tỷ lệ trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần: 269/269 trẻ đạt 100%.

+ Trong nhiều năm qua nhà trường không có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường.

+ Tỷ lệ trẻ được khám sức khoẻ định kỳ: 269/269 trẻ đạt 100%.

+ Tổng số trẻ được cân đo: 269/269 trẻ = 100%

+ Tổng số trẻ phát triển bình thường 259/269 trẻ = 96,28%

+ Tỷ lệ chuyên cần:

Trẻ 5 tuổi đạt chuyên cần 65/70 đạt 92.9%;

Trẻ dưới 5 tuổi đạt chuyên cần 172/199 đạt 86.4%

+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN: 70/70 trẻ đạt 100%

+ Tổng số trẻ suy dinh dưỡng 10/269 trẻ = 3,72%. Trong đó:

Tổng số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 6/269 trẻ = 2,23%

Tổng số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 4/269 trẻ = 1,48 %

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng: 10/10 đạt 100 %

* Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ:

a. Trẻ nhà trẻ: Đánh giá theo mốc giai đoạn.

- Đối với trẻ 24 tháng: đánh giá theo 12 chỉ số. Tổng số trẻ được đánh giá: 8/8 trẻ = 100%. Tổng số chỉ số trẻ đạt là 8/8 trẻ = 100%.

- Đối với trẻ 36 tháng:  đánh giá theo 14 chỉ số. Tổng số trẻ được đánh giá: 18/18 trẻ = 100%. Tổng số trẻ đạt chỉ số là 18/18 trẻ = 100%.

b. Mẫu giáo 3 tuổi: Đánh giá theo 32 chỉ số

Tổng số trẻ được đánh giá là 77/77 trẻ = 100%. Số trẻ đạt 75/77 trẻ = 97,4 %

c. Mẫu giáo 4 tuổi: Đánh giá theo 36 chỉ số

Tổng số trẻ được đánh giá 67/67 trẻ = 100%. Số trẻ đạt 67/67 trẻ = 100%.

d. Mẫu giáo 5 tuổi: Đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và đánh giá theo 40 chỉ số.

Tổng số trẻ được đánh giá 70/70 trẻ = 100%. Số trẻ đạt 70/70 = 100%

+ Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi học 2 buổi/ ngày: 199/199 đạt 100%

+ Tỷ lệ nhóm, lớp có tổ chức ăn bán trú: 9/9 nhóm, lớp đạt 100%

Đạt

Đánh giá tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:      

 

* Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị:

1. Quy mô nhà trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

+ Số điểm trường: 02 điểm

+ Tổng số trẻ toàn trường: 269 trẻ.

+ Tổng số trẻ ăn bán trú tại trường: 269/269 trẻ = 100%

+ Tổng số nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo: 9 lớp

Trong đó:

+ Số lượng huy động trẻ nhà trẻ ra lớp = 55/202 trẻ đạt tỉ lệ ra lớp 27,2 %

+ Số lượng huy động trẻ mẫu giáo = 214/234 trẻ đạt tỉ lệ ra lớp 91,5%

- Số nhóm lớp được phân chia theo độ tuổi: 9 nhóm, lớp.

                 + Nhà trẻ 24 - 36 tháng: 2 lớp =   55 trẻ

                 + Mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 3 lớp =  77 trẻ

                 + Mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 2 lớp =   67 trẻ

                 + Mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 2 lớp =   70 trẻ

2. Địa điểm trường

- Tổng diện tích sử dụng 3283 m2. Trường nằm giữa khu trung tâm dân cư nên rất thuận lợi cho việc đưa đón trẻ  đảm bảo an toàn.

- Có hàng rào bao quanh, cảnh quan môi trường sạch đẹp an toàn và vệ sinh môi trường.

3. Yêu cầu về thiết kế xây dựng

- Tổng diện tích sử dụng của nhà trường: 3283 m2

- Bình quân đất sử dụng = 12,2 m2/1trẻ

- Công trình xây dựng kiên cố 2 nhà 2 tầng 8 phòng học và các phòng chức năng theo quy định.

-  Khuôn viên thoáng mát có hàng  rào bao quanh,  có cây xanh,  sân láng xi măng, bồn hoa cây cảnh xắp xếp hài hòa,  tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, cổng chính có biển trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

- Sử dụng nguồn nước giếng khoan đã được kiểm nghiệm mẫu nước, đảm bảo vệ sinh an toàn, thuận lợi sử dụng, hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. .

4. Các phòng chức năng

a. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

Phòng sinh hoạt chung: Diện tích 60 m2 và đảm bảo ánh sáng. Nền nhà  được lát gạch men; đồ dùng, đồ chơi được trang bị đầy đủ đúng quy cách. Giáo viên biết tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ;

Phòng ngủ: Chung với phòng hoạt động chung;

Phòng vệ sinh: Khép kín, có ngăn cách riêng cho trẻ theo giới tính, trung bình 10 trẻ 1 bồn cầu vệ sinh, có đủ nước sạch, vòi nước rửa tay; máng thoát bằng inox và trang thiết bị khác kích thước phù hợp với trẻ;

Hiên chơi: Có hiên trước và hiên sau, chiều rộng 2,1m2 có lan can bao quanh cao, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động, thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng.

b. Khối phòng phục vụ học tập:

Phòng giáo dục thể chất - nghệ thuật: Diện tích đảm bảo theo quy định đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho trẻ như: gương, gióng múa, tủ đựng trang phục biểu diễn và nhạc cụ, đồ chơi âm nhạc…

c. Khối phòng tổ chức ăn:

 Khu vực nhà bếp: diện tích 85 m2 bếp được xây dựng theo đúng quy trình bếp một chiều, có khu sơ chế, khu chế biến thực phẩm sống, khu nấu, khu chế biến thực phẩm chín, khu chia ăn. Đồ dùng nhà bếp bằng inox, nhôm đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện; có nhà để ga riêng đảm bảo an toàn trong quá trình nấu.

Có  01 tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn của trẻ trong 24h.

d. Khối phòng hành chính quản trị :

Văn phòng trường: Diện tích 60 m2, có đủ bàn ghế họp và tủ văn phòng, các bảng biểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phòng hiệu trưởng: Diện tích: 22m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách.

Phòng phó hiệu trưởng: Diện tích 22 m2, có đầy đủ bàn ghế và các phương tiện làm việc.

Phòng hành chính quản trị: diện tích 15 m2 có đủ bàn ghế, tủ tài liệu, máy vi tính, quỹ két và các phương tiện làm việc khác.

Phòng y tế: Diện tích 22 m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng  theo dõi sức khoẻ trẻ, các bảng biểu, tranh ảnh tuyên truyền.

Phòng bảo vệ, thường trực: diện tích 10 m2 thuận tiện cho công tác bảo vệ an toàn..

Phòng dành cho nhân viên: diện tích 16 m2 đảm bảo theo quy định.

Khu để xe: Dành cho cán bộ giáo viên, nhân viên: Đảm bảo đủ diện tích sử dụng, có mái che.

Khu vệ sinh: dành cho cán bộ giáo viên, nhân viên đảm bảo theo quy định.

5. Sân vườn:

Có diện tích sân chơi 1700m2, quy hoạch phù hợp, có cây xanh bóng mát, cây cảnh, có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường, có cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập, có khu vực chơi riêng cho trẻ và 9 loại đồ chơi ngoài trời màu sắc đẹp, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Có sân khấu đảm bảo theo quy định.

Đạt

Đánh giá tiêu chuẩn 4: Quy mô trường lớp, CSVC và trang thiết bị:          

 

* Tiêu chuẩn 5: Thực hiện xã hội hoá giáo dục:

1. Công tác tham mưu phát triển giáo dục mầm non:

Trong các năm qua nhà trường tham mưu tích cực với cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương và phòng Giáo dục - Đào tạo về chủ trương xây dựng, tu sửa trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cụ thể:

+ Đầu tư CSVC, phòng hc và các phòng chức năng.

+ Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo đủ cho việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.

2. Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục:

 Các hoạt động tuyên truyền và cộng đồng tham gia giám sát hoạt động       chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Tăng cường công tác tuyên truyền    phương pháp nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh và nhân dân,                          cộng đồng dưới nhiều hình thức như: Góc tuyên truyền tại các lớp, bảng tuyên truyền của nhà trường, tuyên truyền trong buổi họp phụ huynh của nhà trường, của các lớp, trong giờ đón, trả trẻ, tuyên truyền buổi họp xóm, các buổi họp phụ nữ xóm từ đó giúp cho phụ huynh và cộng đồng hiểu sâu sắc về phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa học.

Nhà trường tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tham quan dự giờ, kiểm tra bếp ăn, tham dự các hội thi, các đợt thi đua ngắn ngày trong nhà trường…góp phần hoàn        thành tốt nhiệm vụ năm học.

 Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình phụ huynh thống nhất trong chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo tốt mối liên hệ thường xuyên giữa gia đình nhà trường xã hội, để từ đó đề ra một số biện pháp như hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo nhu cầu độ tuổi một cách cụ thể, cho trẻ ăn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, thay đổi theo thực đơn. Xây dựng thực đơn theo mùa, các lớp có đầy đủ nước uống chín, đủ nước ấm trong mùa đông, kiểm tra thường xuyên. Chỉ đạo tổ chức các cuộc thi về dinh dưỡng. Thông qua nội dung cuộc thi tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh học sinh và cộng đồng về vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em. Kết hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm. Tăng cường chú ý vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phục hồi trẻ suy dinh dưỡng giúp trẻ khoẻ mạnh, phát triển toàn diện.

 Chủ trì và phối hợp trong tổ chức các hoạt động ngày lễ ngày hội theo chương trình giáo dục mầm non như: Ngày hội đến trường của bé, ngày Rằm trung thu; ngày 20/10; ngày 20/11; ngày 22/12; ngày hội xuân; ngày 8-3; ngày 26/3;  ngày 1/6…

3. Huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân:

Trong nhiều năm qua nhà trường đã huy động sự tham gia tích cực của các bậc phụ huynh, các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân trên các địa bàn khu vực gần trường hỗ trợ và ủng hộ tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thăm quan học tập kinh nghiệm                các trường bạn như thăm quan MN Tiên Hội huyện Đại Từ, MN Quang Trung thành phố Thái Nguyên                                                                                                                                                                           

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng trường chuẩn là: 6.255.605.000 đồng (Sáu tỷ hai trăm năm mươi năm triệu sáu trăm linh năm nghìn đồng)                         

Trong đó:                                                                                                          

* Nguồn ngân sách nhà nước:                  4.269.715.000 đồng                    

- Sở GDĐT cấp đồ dùng, đồ chơi trị giá:         59.140.000 đồng.                 

- Phòng GDĐT cấp đồ dùng, đồ chơi trị giá:  376.068.000 đồng.               

- Huyện xây dựng nhà 2 tầng 2 phòng học và các phòng chức năng trị giá:      3.634.507.000 đồng                               

- Cổng biển trường, hàng rào:  200.000.000 đồng.

* Nguồn xã hội hóa giáo dục:    1.985.890.000đ

+  Phụ huynh ủng hộ :                     285.890.000đ

+ Công ty than Núi Hồng xây tặng nhà 2 tầng 6 phòng học trị giá:     1.700.000.000đ

Đạt

+ Giáo viên ủng hộ 100 ngày công lao động

 

Đánh giá tiêu chuẩn 5: Thực hiện xã hội hoá giáo dục:

* KẾT LUẬN:

Đạt

Nhà trường                         

 

Các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

IV. PHƯỚNG HƯỚNG TRONG  THỜI GIAN TỚI:

Tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp tục thực hiện tốt Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Chú trọng công tác VSATTP trong việc tổ chức ăn bán trú trong nhà trường.

Tiếp tục thực hiện tốt và đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành. Có biện pháp nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác PCGD để duy trì  và giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục TENT trên địa bàn xã Yên Lãng.

Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động của địa phương, của  các ngành các cấp đề ra.

Quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất của nhà trường có hiệu quả, chặt chẽ, phát huy tối đa tính năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi đạt hiệu quả cao.

Tiếp tục thực hiện chuyên đề, chuẩn bị mọi điều kiện để tổng kết chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.

Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Tiếp tục tạo điều kiện, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên được đi thăm quan học tập các trường trọng điểm trong và ngoài tỉnh.

Tiếp tục thực hiện tốt quyết định 226/QĐ-TTg V/v Phê duyệt chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.

Trên đây là báo cáo quá trình duy trì phấn đấu trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 của trường mầm Núi Hồng. Nhà trường kính mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, kiểm tra, thẩm định, để trường mầm non Núi Hồng được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

 

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (Báo cáo);

- Sở GDĐT (Báo cáo);

- Phòng GDĐT Đại Từ (Báo cáo);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Vũ Thị Mùi

                                       

 

 

 

Tác giả: admin
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 277
Hôm qua : 435
Tháng 04 : 4.677
Năm 2024 : 43.944