Giáo án 3 tuổi: Hoạt động ngoài trời "Quan sát chim bồ câu"
Quan sát: chim bồ câu
Trò chơi vận động: Chim đổi lồng
Chơi theo ý thích : Chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên ( làm các con vật bằng lá cây, củ, quả, sỏi, phấn, ...
1. Yêu cầu :
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, được thỏa mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của chim bồ câu.
- Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ, chăm sóc chim bồ câu.
2. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
- Địa điểm quan sát.
- Chim bồ câu
* Đồ dùng của trẻ:
- Nguyên vật liệu từ thiên nhiên.
3. Tiến hành :
Hoạt động của cô | Hoạt động của cô |
* Ổn định, gây hứng thú cho trẻ - Chúng mình cùng làm những chú chim ra sân trường chơi nhé. 1. Quan sát chim bồ câu. Cô gọi trẻ: - Các con ơi, chúng mình cùng xem sân trường của chúng mình hôm nay có gì này? - Chúng mình cùng chào bạn chim nào? - Sao bạn chim chẳng nói gì thế nhỉ? (Mồm ăn thì có mồm nói thì không?) - Cô đố chúng mình biết đây là chim gì? - Chúng mình xem kìa, trên cổ bạn chim có gì kìa? - Loài chim cũng có gia đình đấy, gồm chim bố và chim mẹ - Các con xem kìa, mắt bạn chim đang chớp chớp đáng yêu chưa kìa. Hình như đang muốn nói điều gì cùng cô và các bạn đấy. Chúng mình cùng lắng nghe xem bạn chim muốn nói điều gì nhé. Bạn A hỏi xem bạn chim muốn nói điều gì nào?
- Các bạn có nghe thấy bạn chim trả lời không? Hay là bạn chim đói bụng rồi nhỉ? Chúng mình cùng hỏi xem bạn chim thích ăn gì? - Không biết bạn ý thích ăn thóc không nhỉ? - Cô và Chúng mình cùng cho bạn chim ăn thóc nhé? - Chim đang dùng gì để mổ thóc nhỉ? - Chúng mình cùng bắt chước những chú chim mổ thóc nào. - Chúng mình nhìn thấy có mấy bạn chim bồ câu? cho trẻ đếm. - Đúng rồi. Có 2 chú chim bồ câu, gọi là đôi chim đấy. Chim bồ câu thường đi theo đôi, nếu mất 1 bạn chim thi chim bồ câu sẽ sống 1 mình đấy? - Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ chim bồ câu 2. Trò chơi“Chim đổi lồng”. - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi : Cô có những chiếc vòng tròn làm lồng chim, khi có hiệu lệnh chim "sổ lồng" chúng mình sẽ làm những chú chim đi chơi và kiếm ăn, khi có hiệu lệnh chim "vào lổng" thì các chú chim nhanh chóng tìm lồng để chạy vào. - Luật chơi: mỗi lồng chỉ có 2 chú chim, chú chim nào chạy chậm không tìm được lồng thì sẽ phải nhẩy lò cò. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát, bao quat trẻ 3. Chơi theo ý thích “ Chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên” - Chơi với đồ chơi ngoài trời như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh,... - Chơi với đồ chơi thiên nhiên: lá cây, củ, quả, sỏi, phấn,.... - Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, không ném đồ chơi,... * Kết thúc: Cô tập chung trẻ tuyên dương trẻ, cho trẻ thu dọn đồ chơi |
- Trẻ vừa đi vừa làm động tác chim bay nhẹ nhàng
- Lồng chim, con chim
- Chào bạn chim - Bạn chim không biết nói
- Chim bồ câu - Có nơ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Chim ơi, chim muốn nói điều gì đấy? - Cô và trẻ hỏi: Bạn chim ơi, bạn chim thích ăn gì?
- Trẻ suy nghĩ - Trẻ cho chim ăn
- Dùng mỏ - Trẻ làm động tác mổ thóc
- Trẻ đếm
- Trẻ chơi
- Trẻ“ Chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên”.
- Trẻ thu dọn đồ chơi |